NeO's Notes

4 mảnh ghép cơ bản cho một doanh nghiệp

Người khởi nghiệp không chỉ là người tạo ra một Business mà anh ta phải đi tìm kiếm, lắp ghép các mảnh ghép rời rạc thành một bức tranh hoàn thiện.

4 mảnh ghép cơ bản cho một doanh nghiệp

  1. Bộ phận sản xuất hoặc thu mua ( nếu là doanh nghiệp thương mại)
  2. Bộ phận nhân sự
  3. Bộ phận Tài chính
  4. Bộ phận Marketing

Và ông chủ là người quản lý chúng, điều phối, dung hoà các bộ phận này.

1. Nhân sự:

Các doanh nghiệp lớn, nhỏ đều giống nhau với tôn chỉ nhân sự là

Tuy nhiên với một đơn vị khởi nghiệp thì bạn không có quyền lựa chọn công việc vì đôi khi một người phải kiêm 4,5 việc cùng lúc.

Vậy làm thế nào để kiêm nghiệm mà vẫn hiệu quả?

Trước khi xác định KPI và mô tả công việc hãy sơ đồ hoá tổ chức một cách cụ thể: tổ chức hiện cần các bộ phận nào, bộ phận chính, bộ phận con, cá nhân trong các bộ phận.

Khi có sơ đồ chặt chẽ, tối giản hãy đặt người vào vị trí đó và giao trách nhiệm cho họ.

Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh bạn có thể lựa chọn cách quản lý khác nhau:

2. Bộ phận Marketing:

Marketing là hoạt động xuyên suốt của doanh nghiệp, từ ngày đầu tiên.

Ở giai đoạn đầu thành lập: Marketing có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường, nghiên cứu khách hàng, quyết định sản phẩm, định giá, tạo lập kênh phân phối và kế hoạch truyền thông định vị.

3. Tài chính:

Sẽ rất khó cho vụ này nếu bạn là dân không chuyên, tuy nhiên bạn phải cố hiểu và nắm bắt vài cơ bản:

Và cách đọc báo cáo tài chính. Thực sự nó dễ như húp cháo loãng nhưng lại vô cùng quan trọng vì chỉ cần đọc được những con số này vạn phần nào biết được sức khoẻ của doanh nghiệp bạn.

Cần nhất cho kế hoạch tài chính khi khởi nghiệp là bạn lập được kế hoạch doanh thu, dòng tiền, phân tách được các chi phí, tính điểm hoà vốn và doanh thu hoà vốn.

3 vấn đề thường mắc phải với các bạn khởi nghiệp không xuất phát từ dân kinh tế

Vấn đề 1: Thường dân khởi nghiệp sẽ bắt đầu đăng ký giấy phép kinh doanh với số vốn điều lệ cao hơn nhiều với số vốn thực góp. Điều này sẽ không là vấn đề khi là một doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên khi cần vay vốn, huy động từ một tổ chức cần Tài Chính Minh bạch, và trong bản Cân Đối kế toán sẽ lòi ra một khoản tiền ảo ở phần tiền mặt. Đó là một điều phiền phức.

Vấn đề thứ 2 : Tính khấu hao không cụ thể để đưa vào chi phí sản phẩm, dịch vụ.

Vấn đề 3: Chưa có khái niệm rõ ràng về dòng tiền. Dẫn tới nhiều trường hợp kinh doanh có lãi mà không có tiền.

4. Hoạt động sản xuất - thu mua:

Vài tháng trước tôi có dịp được nghe một team bàn về việc nhập khẩu 1 sản phẩm đang bán chạy ở hai nước lớn (xin không nêu tên). Ở hai nước này đều có các Case study thành công và nhóm đã dành nhiều thời gian để phân tích kỹ quy trình, kế hoạch Truyền thông.

Mọi việc tưởng như đã quá ổn vì: Sản phẩm tốt, nguồn gốc uy tín, có Case study và quy trình tung sản phẩm bài bản. Vậy họ quyết định nhập sản phẩm về và đưa vào thị trường. Vậy nhưng sau 6 tháng chiến đấu kết quả thị trường không chấp nhận và bể luôn kế hoạch hành động.

Điều này cho thấy một sản phẩm tốt, thành công ở thị trường này chưa chắc đã thành công ở thị trường khác, khu vực khác, quốc gia khác. Cách xắn thận nhất là phải Test thị trường.

Vấn đề thứ 2 thường các bạn khởi nghiệp mắc phải là bị phụ thuộc nhà cung cấp, bị động trong nguồn hàng, nguyên vật liệu, đối tác… Để an toàn luôn có nhiều hơn 3 nhà cung cấp.

Các vấn đề phải làm với nhà cung cấp thường là:

Theo Vietnam Business Insider

#kinh-doanh