NeO's Notes

Ba yếu tố rủi ro cần cân nhắc khi lập kế hoạch về hưu

Ngày nay, khái niêm trù bị sớm cho việc nghỉ hưu không còn quá xa lạ đối với mọi người – những người bắt đầu có ý thức chuẩn bị cho tương lai của mình nữa.

Mọi người bắt đầu có những kế hoạch cụ thể hơn cho tương lai như việc tiết kiệm từ sớm, tìm hiểu về đầu tư, tham gia các sản phẩm tích tài chính.

Một người điển hình có 2 mục tiêu chính khi về hưu:

Vậy, đâu là những yếu tố rủi ro cho danh mục tiết kiệm hưu trí mà một nhà đầu tư cần phải xem xét trước khi quyết định tích lũy và duy trì. Đó chính là:

  1. Rủi ro thị trường tài chính
  2. Rủi ro tuổi thọ
  3. Rủi ro không tiết kiệm đủ (Chi tiêu quá nhiều)

1. Rủi ro thị trường tài chính Rủi ro trên thị trường tài chính, hay biến động trên thị trường vốn có thể khiến giá trị danh mục đầu tư của một nhà đầu tư giảm trong ngắn hạn mặc dù chúng có thể tăng giá về dài hạn.

Nếu thị trường giảm hoặc việc điều chỉnh xảy ra sớm trong giai đoạn bắt đầu nghỉ hưu, danh mục đầu tư cá nhân có thể không vượt qua được căng thẳng của việc rút tiền niên kim (hình thức rút tiền đều đặn mỗi năm) trong khoảng thời gian về sau. Khi đó, danh mục đầu tư cá nhân có thể không tạo ra đủ thu nhập cho mục tiêu sống hằng năm của nhà đầu tư, hay đơn giản là việc nhà đầu tư sẽ cạn kiện tiền trước khi người ấy qua đời.

Các nhà đầu tư thường bỏ qua rủi ro thị trường tài chính bằng cách giả định tỷ suất sinh lời không đổi của danh mục đầu tư tích lũy của họ (Tức là không có biến động thị trường). Do đó họ chọn tài sản để tích lũy tiền không phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ của việc nghỉ hưu.

Về nguyên tắc, Thời gian trước khi nghỉ hưu càng dài, danh mục đầu tư hoàn toàn có thể phân bổ vào những tài sản có tính biến động cao hơn để nâng cao khả năng sinh lời của danh mục. Tuy nhiên, càng gần đến thời gian nghỉ hưu, việc cần thiết đó là tái phân bổ lại danh mục đầu tư hưu trí của bạn vào những kênh tài sản có mức biến động thấp (Rủi ro thấp) để đảm bảo được sự cân đối giữa dòng thu (Lợi nhuận danh mục) và dòng chi (Rút ra định kỳ phục vụ cho việc chi tiêu nghỉ hưu).

2. Rủi ro kéo dài tuổi thọ Rủi ro keo dài tuổi thọ chính là rủi ro khi mà tuổi thọ thực tế kéo dài hơn so với kỳ vọng trong kế hoạch về hưu và sống lâu hơn với tài sản của một người.

Điều này nghe có vẻ không hợp lý chút nào. Vốn dĩ việc sống thọ là một điều hết sức lý tưởng và là điều mà hầu như ai cũng khao khát đạt được. Tuy nhiên đứng trên góc độ tài chính mà nói, đó thực sự là một rủi ro.

Đã bao giờ bạn tưởng tượng rằng, tại năm 85 tuổi, bạn đã hết sạch tiền tiết kiệm những vẫn tiếp tục sống đến năm 95 tuổi, đó thực sự là một điều tồi tệ. Khác với thế hệ ngày xưa, các cụ, ông cha ta vẫn sống đến 95, 100 tuổi mà không cần phải có quá nhiều tiền.

Thực vậy, với nhu cầu sống ở những vùng nông thôn, chỉ cần những thứ hết sức bình dị “cây nhà lá vườn” cũng có thể sống qua ngày, hơn thế nữa,những cụ già ngày xưa vốn dĩ có đời sống lành mạnh hơn chúng ta ngày nay tương đối nhiều, họ không bị ảnh hưởng nhiều bởi các độc tố xung quanh như: chất độc hóa học, ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn,…vv kết hợp với sự lao động thường xuyên nên nhìn chung về già thường ít bệnh tật.

Hãy cùng nhìn lại ngày nay, hẳn chúng ta đều biết rằng, một người đến độ tuổi già ở hiện đại không thể sống mà không có tiền (Thuốc thang, thực phẩm, chi phí điều trị bệnh,..vv).

Hãy luôn nhớ rằng: “về già, bệnh tật sẽ không vì thu nhập của bạn mất đi mà buông tha cho bạn”. Chính vì thế, thay vì trù bị 1 số tiền nhất định cho một tương lai không đoán định, hãy lựa chọn xây dựng một danh mục tài sản lớn hơn số tuổi nghỉ hưu kỳ vọng hoặc phương án rút tiền chi tiêu sau nghỉ hưu với tỷ lệ sao cho danh mục không bao giờ hết tiền bạn nhé.

3. Rủi ro không tiết kiệm đủ (Chi tiêu quá nhiều) Đây chính là rủi ro không tiết kiệm đủ số tiền cần thiết cho về hưu. Theo xu hướng, những người về hưu ngày càng phải phụ thuộc vào danh mục tài sản nghỉ hưu của họ.

Tuy nhiên, rủi ro nằm ở chỗ là đa phần nhà đầu tư rất mơ hồ về việc họ cần tiết kiệm bao nhiêu tiền là đủ cho kế hoạch nghỉ hưu. 1 tỷ, 3 tỷ hay 5 tỷ?? Con số không thể đoán và ước lượng một cách cảm tính.

Con số đó cần được đặt bút và tính toán một cách nghiêm túc. Ngoài ra, ngay cả việc nhà đầu tư hoàn toàn xác định được số tiền cần thiết tích lũy cho mục tiêu hưu trí thì việc họ không duy trì được thói quen tiết kiệm cũng dẫn đến tình trạng tiết kiệm không đủ đến thời điểm nghỉ hưu.

Cũng có rất nhiều trường hợp, vì họ hoàn toàn không tính toán được số tiền cần thiết cho việc nghỉ hưu và bắt tay vào trù bị nó từ sớm nên khi tới gần giai đoạn nghỉ hưu, họ số gắng tìm những kênh đầu tư rủi ro rất cao để gửi gắm danh mục tài sản nghỉ hưu của mình với mong muốn nâng cao mức lợi nhuận kỳ vọng, bù đắp phần thiết hụt cho danh mục về hưu.

Điều này thực sự tai hại vì khả năng cao họ có thể mất hết số tiền mà họ đã miệt mài tiết kiệm, tích lũy bao năm.

Vậy lời khuyên đối với loại rủi ro này là gì:

  1. Hãy bắt tay ngay vào tính toán số tiền tiết kiệm hưu trí cần có một cách khoa học và có cơ sở (mình sẽ trình bày về một số phương pháp tính toán cơ bản trong 1 bài viết chi tiết ở buổi sau).
  2. Hãy nâng cao kỷ luật duy trì thoái quen tiết kiệm hoặc ít nhất sử dụng 1 quỹ hưu trí, tài khoản hưu trí, sản phẩm tích sản hưu trí giúp bạn nâng cao khả năng tích lũy đều đặn của mình.
  3. Kiên trì và hài lòng với thời gian xuất phát của mình, mọi quyết định đưa ra đều nên xét trên phương diện rủi ro của bạn, vì lòng “Tham” và “Lo lắng” mà tự mình đánh mất đi thành quả của mình thật là một điều không đáng.

Chúc bạn luôn vững tâm trên con đường tự do tài chính và an tâm đầu tư!

Theo Dương Huế

#dau-tu #tai-chinh-ca-nhan