NeO's Notes

GIÀNH ĐỒ CHƠI

Tôi hay thường được hỏi việc trẻ giành đồ chơi với nhau. Thường PH sẽ lo lắng việc con ko biết chia sẻ , hoặc lo lắng việc con mình bị giành đồ chơi rồi khóc...

Riêng tôi qua rất nhiều năm giúp các con xin được chia sẻ một kiến giải như sau :

Tiền bạc là thứ ta tạm giữ, thân thể cũng vậy, những thứ đó còn đi huống chi nhân sinh vô thường?

Đứa trẻ bị bạn dạy từ nhỏ: cái này của con cái kia của con... sẽ suốt ngày luẩn quẩn tranh chấp, đòi hỏi. Nhưng nếu bạn dạy rằng: đây mẹ mua cho con món đồ chơi này, đó là thứ con có thể bảo quản, và thụ hưởng. Nhưng thụ hưởng là phải bảo quản tốt. Nếu ko bảo quản tốt sẽ có lúc mẹ lấy về. Phần nữa, luôn phải chia sẻ, vốn dĩ ko có gì thực sự thuộc về mình, càng cố gắng tích trữ , nắm giữ thì càng mệt mỏi và không hạnh phúc. Phải thoải mái. Nhận thoải mái mà cho đi cũng thoải mái. Nhưng phải biết nhận cái phù hợp và cho đi cho những người thực sự cần.

Cho đi và chia sẻ là một hạnh phúc lớn dù nó phải rất có nghệ thuật. Nếu con giữ một món đồ chơi mà ai đó đến xin mượn. Con phải chắc họ giữ gìn cẩn thận. Hãy nói với bạn bạn ko được làm hỏng, làm mất, nếu không mình có quyền ko cho mượn vì mình đang giữ quyền bảo quản nó. Hãy đặt các quy tắc để có thể giữ nó cẩn thận. Ngay cả với con nếu con coi thường mẹ cũng sẽ lấy về.

Hãy từ những chuyện nhỏ như vậy hình thành một nhân sinh quan đúng đắn cho trẻ: vốn dĩ ko có gì thuộc về mình. Mình tạm nắm giữ nó. Nếu ko biêt cách bảo quản nó sẽ ra đi. Sau này chúng ta sẽ thấy nó đúng cho mọi thứ: từ tình yêu đến tiền bạc, bạn bè hay sức khỏe.... Vậy quan trọng nhất trong đời người đâu phải có hay ko. Được hay mất. Mà đó là cách bản thân xứng đáng để nhận và chấp nhận mình chưa làm đúng nên mất. Học hỏi lại. Chăm sóc lại. Làm lại và tận hưởng lại thôi. Sức khỏe. Tình yêu. Sự nghiệp hay tiền bạc đều chung một nguyên lý này. Và cái gì cũng cần phải học, cần phải nỗ lực mới thành công cả.

Vậy có đâu mà sợ mất mát? Vốn dĩ mọi thứ đến rồi đi. Có cái gì là mãi mãi đâu? Mất mát là một món quà cũng như được cũng là một món quà đó thôi.

Không phải là những khó khăn đến với bạn làm bạn thấy bại. Mà chính nỗi sợ hãi mới làm bạn ko vui vẻ háo hức đối diện với đời sống này nữa. Bạn ko còn niềm vui trong lòng thì kể cả có sống trong hạnh phúc cũng ko biết nữa là sống trong bất hạnh. Và ở đâu có sợ hãi thì ở đó sẽ ko thể thành công.

Đứa trẻ thường bị gắn mác: cái này của con. Cái này của mẹ. Cái này của bà.... thì thường phân biệt lẫn sợ mất. Ta vô tình dạy trẻ nỗi sợ hãi mất mát từ bé và tâm phân biệt.

Nếu ta dạy con rằng: con luôn có, con chờ, trước sau gì cũng có. Con chỉ cần làm đúng và chờ đợi thôi, đừng nôn nóng. Vậy là ổn.

Vậy khi con giành, mình yêu cầu đợi. Khi con bị tranh, mình nói nếu con ko chơi có thể cho mượn, vốn ko có cái gì vĩnh viễn là của mình. Thế nhưng con đang chịu trách nhiệm với món đồ này, hãy nói với bạn cách chăm sóc nó, để nó luôn được tốt, nếu không mình sẽ phải giữ lại lần sau.

Vậy đó, cuộc sống vốn dĩ vô thường, được mất cũng vậy. Cái mình giữ cũng chỉ là tạm giữ, miễn sao trong lúc mình giữ nó mình hết lòng với nó. Nên ở trường SunshinrSunshine Village ko nói: con cất đồ chơi, mà nói: con cho bạn về nhà nhé. Vấn đề mấu chốt là ở chỗ, con có trách nhiệm với bạn, chứ ko phải chỉ là con có để chơi mà thôi.

Sở hữu và ích kỷ là ko tốt. Nhưng chịu trách nhiệm, yêu quý , gìn giữ và chia sẻ là tốt. Cuộc sống luôn là thế, ở tất cả mọi khía cạnh. Nếu với cơ thể , sự nghiệp , tình yêu, con cái "của mình" , mình đều có thể yêu, trách nhiệm , quan tâm và sẻ chia như thế, thì cuộc đời sẽ đơn giản biết bao.

Theo Catherine Yến Phạm

#nuoi-day-con #phat-trien-ca-nhan