NeO's Notes

Vui sáng tạo từ tâm - Giữ lửa tinh thần cả năm!

Bài viết này chắt lọc các ý tưởng sáng tạo mà bạn có thể giữ thành thói quen, thực hành trong lúc tâm trí cần tĩnh lại, cũng như giới thiệu các tip bạn có thể thực hiện mà không yêu cầu phải vẽ đẹp và chỉ cần bạn yêu thích việc sáng tạo. Các nội dung được đề cập trong bài viết sẽ bao gồm: cách làm ‘nhật kí cảm xúc’, cách làm coping cards để xoa dịu tinh thần, cách để nhắm mắt và tự họa, danh sách một số họa sĩ vẽ về tinh thần mà bạn có thể theo dõi, cùng nhiều những tip nhỏ khác.

Năm Canh Tý 2020 như một mở đầu tai ương và biến động cho một thập kỉ mới. Sự tiếp nối ở năm Tân Sửu 2021 hẳn sẽ là khoảng thời gian mà bất cứ ai cũng cần thêm chút động lực để vượt qua. Đây cũng là lời nhắc thầm rằng một tinh thần vững mạnh là cần thiết để ta đi qua gian khó. Vì thế, sức khoẻ tinh thần chưa bao giờ cần được nhấn mạnh nhiều hơn vào lúc này và càng cần thiết hơn trong nhiều năm tới. Giữa bao sự u ám từ đời thực còn có trong đó tia hy vọng được thắp sáng từ nghệ thuật.

Tại sao nghệ thuật sẽ là ‘liều thuốc’ hữu hiệu cho tinh thần?

Theo trang web của NXB Y Tế Harvard, việc dấn thân vào quá trình thực hiện tác phẩm nghệ thuật thị giác có thể làm giảm căng thẳng và thúc đẩy sự thư giãn ở những người phải nhập viện hoặc tu dưỡng tại nhà do bệnh tật. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng để ngăn chặn sự suy giảm nhận thức, thực hiện các hoạt động sáng tạo có nhiều khả năng đem lại hiệu quả hơn là chỉ đánh giá các tác phẩm sáng tạo. Trong một nghiên cứu năm 2014 của Đức, những người về hưu có thói quen vẽ và điêu khắc đã cải thiện nhiều hơn về phần nhận thức không gian chung quanh và sự kiên cường về mặt tinh thần so với một nhóm tương tự chỉ tham gia các lớp học đánh giá nghệ thuật. Ngoài ra, kết quả của một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Trị liệu Nghệ thuật Hoa Kỳ (Journal of the American Art Therapy Association) chỉ ra rằng chỉ cần 45 phút hoạt động sáng tạo có thể làm giảm căng thẳng của bạn, bất kể kinh nghiệm nghệ thuật hay tài năng là gì.

Khi sống trong một xã hội hiện đại với guồng quay hối hả và sự quá tải thông tin ở khắp mọi nơi, việc biết giữ tâm khỏi vô vàn xao nhãng thôi là chưa đủ. Ta cần một khoảng thời gian để tách khỏi những hối hả ấy, hay đơn giản chỉ là rũ bỏ những suy nghĩ nhập nhằng lên giấy, từ đó nhìn lại những gì đi qua tâm trí và hiểu hơn về bản thân mình.

vanlian_illustrations

Dưới đây là một số điều mà việc sáng tạo nghệ thuật giúp bạn giảm căng thẳng tốt hơn:


Hình thành thói quen và lưu giữ ‘nhật kí cảm xúc’ bằng hình ảnh và màu sắc

Bạn có thể sử dụng cuốn sổ phác thảo/sketchbook như một dạng journaling (ghi chép cá nhân), lấy đó làm cách trị liệu bằng nghệ thuật cá nhân và quản lý căng thẳng theo những cách sau:

My favorite place to escape @jbecreate


Chăm sóc bản thân một cách sáng tạo

Cuộc sống không bao gồm việc nắm giữ những quân bài tốt mà là việc ta biết cách sử dụng thuần thục chúng.

Josh Billings

Ý tưởng đằng sau coping card là tạo ra lời nhắc nhở về điều giúp bạn vượt qua những ngày tháng hoặc tình huống khó khăn bằng cách sử dụng hình ảnhtừ ngữ trong một tấm thẻ như quân bài của riêng bạn, từ đó giúp bạn khai thác sức mạnh bên trong mình.

Phần hình ảnh có thể được chọn có chủ đích bằng cách tìm kiếm hình ảnh về những thứ giúp bạn vươt qua khi khó khăn (những điều đã giúp ích trong quá khứ). Hoặc bạn có thể tập trung vào mong muốn vượt quasức mạnh trong tâm, sau đó lướt qua các tạp chí hoặc hình ảnh trực tuyến mà bạn có thể in ra. Hãy chọn những hình ảnh khiến bạn cảm thấy phấn chấn ngay khoảnh khắc đầu. Bạn cũng có thể tự vẽ lại chúng hoặc chọn từ những tác phẩm riêng của riêng mình. Nếu thực hiện trên máy tính, bạn có thể tạo các collage từ các hình ảnh sẵn có và tạo ra biểu tượng đặc biệt với riêng mình và in chúng ra ở kích thước phù hợp.

Ý tưởng ở đây là nó phải phù hợp với bạn, không phải là thứ bạn nghĩ mình nên chọn mà là cảm giác nó sẽ truyền cảm hứng cho bạn để tiếp cận tình huống với góc nhìn mớitự tin hơn.

Bạn có thể tham khảo kích thước từ các lá bài tây hoặc hình ảnh/biểu tượng từ bài Tarot. Các câu trích dẫn không cần phải là những thứ dài dòng, hoa mỹ mà đôi khi chỉ là những điều bạn được nghe từ người chung quanh mình. Sau khi tạo xong các coping card, bạn có thể đục một lỗ ở góc trên cùng của mỗi thẻ và kẹp chúng lại với nhau bằng một vòng kim loại (thường dùng cho móc khóa).

nguồn: ArtTherapist.ca

Khi vẽ trong lúc nhắm mắt, ta giảm sự kiểm soát của một trong những giác quan chính của con người. Khi thị giác tạm ngừng hoạt động, ảnh hưởng của các kích thích bên ngoài sẽ giảm đi và ta có thể tập trung tốt hơn vào cảm giác nội tại. Từ đó, bài thực hành này tiết lộ những cảm xúc bên trong, giúp ta hiểu rõ hơn về những trải nghiệm vô thức của mình cũng như nhận thức được những thay đổi, sự nhất quán và chu kỳ trong trải nghiệm của ấy.

Bài tập này được giới thiệu bởi nhà trị liệu nghệ thuật Zoë Eyford trên trang The Art of Self-care, bạn có thể xem thêm các tác phẩm của cô trên instagram làm ví dụ.

nguồn: these.are.me@instagram

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:

1. Tạo ra tự họa cơ bản trong lúc nhắm mắt

Căn giữa rồi đặt bút của bạn trên trang giấy. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang nhìn vào hình ảnh phản chiếu của bản thân trong gương và đồng thời vẽ khuôn mặt mà bạn thấy lên giấy. Tập trung vào khuôn mặt, đặc biệt là vào các đặc điểm/chi tiết thể hiện cảm xúc. Tiếp tục nhắm mắt và thêm phần cơ thể tựa như một lọ hoa vào bức chân dung (khoan hãy trang trí phần bên trong). Cũng trong lúc mắt nhắm, hãy che đi tác phẩm vừa hoàn thành và đặt nó sang một bên.

2. Tự đánh giá lần I

Hãy mở mắt, sau đó viết vài dòng phản ánh về cảm giác của bạn tại thời điểm cụ thể ấy. Điều gì sống động nhất trong hình ảnh bạn vừa mường tượng? Có điều gì bạn đặc biệt chú ý? Một gợi ý là hãy thật sự dành thời gian và không gian giữa việc tạo ra và tự phản ánh những điều bạn cảm thấy. Nó có thể giúp bạn có những quan điểm mới về trải nghiệm của mình.

3. Xem lại bức tự họa đã thực hiện

.Xem bên dưới để có thêm gợi ý cho việc tự đánh giá qua tác phẩm.

4. Tự đánh giá lần II

Bạn diễn giải biểu hiện cảm xúc trên tác phẩm thế nào? Biểu hiện cảm xúc được vẽ / diễn giải có phù hợp với cảm xúc đã biết của bạn không? Nếu CÓ, nó giúp được gì cho bạn? Nếu KHÔNG, hãy xem xét lại trải nghiệm của bản thân ở nhiều phương diện khác nhau và xem xét liệu cảm xúc trong tranh có phù hợp với trải nghiệm của bạn không. Bạn có quên bất kỳ yếu tố nào trên khuôn mặt chăng? Điều này có thể tượng trưng điều gì?

5. Lấp đầy phần ‘cơ thể’ bạn đã vẽ với kí ức thị giác hoặc một tác phẩm bạn thực hiện gần đây

Xem xét sự tương quan/khác biệt giữa bức tự họa và bức tranh trong lọ hoa ấy.

Đôi khi bạn có thể tạo ra một hình ảnh mà bản thân không thích hoặc mang lại cảm giác tiêu cực. Vào ngay lúc ấy, không nhất thiết phải thúc ép bản thân suy nghĩ về hình ảnh ấy. Chỉ cần ghi nhanh về những cảm xúc mà bạn có. Theo chia sẻ của Zoë Eyford, những hình ảnh này thường mang một thông điệp mạnh mẽ mà bạn chỉ có thể tiếp thu khi đã sẵn sàng.

Một số ngày bạn không có thời gian hoặc ý muốn để lấp đầy ‘bình hoa’ cơ thể. Điều này cũng mang một thông điệp nào đó. Hãy tôn vinh những gì bạn cần trong thời điểm này thôi là đủ.


‘Graphic Medicine’ – Thả nỗi lòng vào từng khung tranh

Tiến sĩ Ian Williams tại Anh là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ graphic medicine. Anh định nghĩa nó là “bất kỳ điều gì đã hoặc đang xảy ra giao giữa phương tiện truyện tranh và diễn đàn chăm sóc sức khỏe_“. Nói đơn giản, _graphic medicine là việc các họa sĩ lấy sức khỏe tinh thần làm trung tâm cho tác phẩm truyện tranh của họ, từ đó truyền đạt trải nghiệm của bản thân: từ những cơn lo âu, trầm cảm cho đến các ưu tư thầm kín và kết hợp sự hài hước theo cách mà người xem có thể đồng cảm.

Các họa sĩ mà bạn có thể tham khảo:

Gemma Correll

Sarah Andersen

Introvert Doodles

crazyheadcomics


​Ngoài những bài thực hành trên, bạn cũng có thể thử những tip sau đây:

  1. Cùng vẽ với Bob Ross (có thể tìm thấy dễ dàng trên Youtube) trên Photoshop, sổ kí họa hoặc một bức canvas nhỏ.
  2. Tham gia các khóa workshop sáng tạo mà bạn yêu thích (thêu thùa, làm gốm, vẽ tranh, viết lách). Bạn có thể tìm kiếm trên mục Event ở Facebook khá dễ dàng với những sự kiện/workshop đang có chung quanh mình.
  3. Tìm hứng khởi và sự chia sẻ qua việc đọc báo hoặc các trang web sáng tạo, nghe podcast từ những người trong ngành.
  4. Dành 2-3 giờ vài ngày trong tuần cho một thói quen sáng tạo mới.
  5. Thường xuyên dọn dẹp góc làm việc của mình. Biết đâu bạn sẽ tìm thấy cảm hứng cho một dự án cá nhân chỉ với những vật mình đang có?
  6. Tái chế và tạo ra các sản phẩm sáng tạo từ những gì bạn không dùng nữa hoặc làm mới những đồ vật tẻ nhạt bạn có xung quanh (Cảm hứng: Ném Project, Marija Tiurina)

Những tác động có ích của việc sáng tạo không phụ thuộc vào kỹ năng hoặc tài năng của một người. Megan Carleton, một nhà trị liệu bằng nghệ thuật tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts trực thuộc trường ĐH Harvard, cho biết: “Đó là về quá trình, chứ không phải sản phẩm được tạo ra.

Theo iDesign

#phat-trien-ca-nhan