NeO's Notes

"Nên" và "không nên" khi mới đầu tư

Kính chào các độc giả thân yêu của Page Sức khỏe tài chính

Hôm nay, ad xin gửi đến các độc giả bộ TIPS rất hữu ích dành cho người mới bắt đầu đầu tư (kể cả cổ phiếu, trái phiếu, BĐS,… đều có thể áp dụng và đảm bảo tăng xác suất thành công lên 40-50% so với không áp dụng)


A. Nên:

1. Lập một danh mục đầu tư:

Gồm cổ phiếu, trái phiếu, vàng, nếu có điều kiện hoặc Việt Nam có thêm Chứng chỉ quỹ Bất động sản tốt thì đầu tư thêm BĐS (hiện ad mới thấy có TCreit của Techcombank)

-> NHẰM: Đa dạng hóa danh mục đầu tư, hạn chế rủi ro “bỏ tứng vào một giỏ”

2. Bắt đầu bằng số vốn nhỏ:

Để làm quen với cách vận hành của thị trường tài chính.

-> Hiểu cách các loại tài sản đầu tư dao động theo chu kỳ kinh tế như nào

3. Nghiên cứu trước khi đầu tư:

Mua tài sản có khả năng đem lại “dòng tiền” hoặc có khả năng tăng giá trên thị trường.

-> Nhà đầu tư nên tìm hiểu định nghĩa: “Giá trị nội tại” của tài sản. Nghiên cứu là ám chỉ nghiên cứu giá trị nội tại của tài sản

4. Chỉ đầu tư những gì thặng dư:

Tiết kiệm hàng tháng một khoản tiền và đầu tư, tránh vay nợ. Thường những nhà đầu tư rất hiểu câu chuyện kinh doanh của doanh nghiệp sẽ rất e dè trước việc vay nợ.

-> Tránh rủi ro phá sản nếu chẳng may giá tài sản giảm cực mạnh do rơi đúng vào chu kỳ suy thoái

5. Xác định mục tiêu đầu tư rõ ràng:

Có được mục tiêu rõ ràng, nhà đầu tư sẽ tính được mỗi tháng hoặc mỗi năm cần tiết kiệm bao nhiêu tiền để đầu tư.

-> Hành động nhỏ để đạt kết quả lớn

6. Phương thức nhất quán:

Bản chất đầu tư là việc nhà đầu tư góp vốn làm ăn cùng với doanh nghiệp. Không một doanh nghiệp nào có thể ngay lập tức hóa rồng mà không cần thời gian

-> Phương thức nhất quán để lợi nhuận của khoản đầu tư kịp chảy về túi nhà đầu tư. Nếu thay đổi liên tục thì đến ngày hái quả, nhà đầu tư có lẽ đã không còn ở lại với doanh nghiệp đó


B. KHÔNG NÊN

1. Đừng chấp nhận rủi ro không cần thiết:

Nếu không hiểu “giá trị nội tại” của doanh nghiệp + không hiểu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà đầu tư sẽ dễ bỏ qua những rủi ro trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

-> Nguy cơ mất vốn rất lớn

2. Đừng biến đầu tư thành đánh bạc:

Nhiều nhà “đầu cơ” tưởng lầm rằng mình là nhà đầu tư. Đánh bạc đơn giản là cá cược, là mua mà không biết giá trị nội tại của nó là bao nhiêu. Đầu tư là góp vốn vào một nơi làm ăn chân chính để sinh ra lợi nhuận, từ đó sẽ nhận về lợi nhuận

3. Đừng sở hữu mong muốn phi thực tế:

Nhiều nhà đầu tư mới vào thị trường, chưa hiểu rõ về khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp và nghĩ rằng mình có thể giao dịch lãi 40% năm nay, sang năm lại lãi 50%, sang năm sau cũng thế… Tuy nhiên lợi nhuận trung bình dài hạn của các doanh nghiệp tốt, uy tín đầu ngành tầm 20% là rất cao.

Và việc đạt được 40%-50% mỗi năm là rất thiếu thực tế. Có đạt được chỉ là trong 1 vài năm và cũng không thể đạt được trên tổng số vốn rất lớn

4. Đừng giao dịch quá nhiều:

Giao dịch nhiều là đánh bạc. Không phải đầu tư.

Giao dịch nhiều mất rất nhiều phí. Một năm có thể mất 5-8% tổng tài sản chỉ để trả phí giao dịch. Trong khi lợi nhuận trung bình trong dài hạn có thể đạt là 20%. Vậy giao dịch nhiều còn làm lợi nhuận đó giảm đi rất nhiều

5. Tránh rơi vào bẫy tâm lý:

Các bẫy phổ biến gồm:

6. Đừng ra quyết định đầu tư vì cảm xúc:

Nghe một người bạn, một đồng nghiệp có lãi. Thấy giá cổ phiếu, giá bất động sản, vàng… tăng vù vù và cũng muốn bản thân không đứng ngoài cơ hội làm giàu này. Đây là tâm lý của 90% người thua lỗ trong đầu tư.


Lời kết:

Những bài học trên không chỉ là lý thuyết, nó là trải nghiệm, là những gì ad đã nhìn thấy về tâm lý, sự nghiệp, hoạt động đầu cơ và đầu tư của những nhà đầu tư, của cá nhân ad trước đây. Mong quý độc giả đang là beginner của thị trường đầu tư tài chính có thể chuẩn bị hành trang tốt để vững vàng trên con đường sắp tới

Peter Lynch, nhà đầu tư huyền thoại của phố Wall đã nói rằng: tất cả kiến thức mà ta cần khi đầu tư, chỉ là toán lớp 4. Đầu tư không khó, thực sự không khó. Nó chỉ khó cho người không tìm hiểu những điều cơ bản mà thôi. Chúc quý độc giả luôn thành công

Theo Sức khỏe tài chính

#dau-tu #tai-chinh-ca-nhan