NeO's Notes

Nhịp điệu của sinh mệnh

Chúng ta đều biết rằng âm nhạc có nhịp điệu, vậy thì cuộc sống cũng có nhịp điệu không? Trước tiên, chúng ta xem một thí nghiệm: Đưa một người ở trong một căn phòng, để người ấy làm những gì mà anh ta thích, nhưng không cho bất cứ dấu hiệu nào để tham chiếu thời gian: không có đồng hồ, việc cung cấp bữa ăn cũng không theo quy luật, kết quả là sau một tháng người bị nhốt ấy đã phát điên. Điều này cho thấy rằng thời gian chính là nhịp điệu, khi nhịp điệu bị đảo lộn, sinh mệnh cũng bị rối loạn.

Cơ thể con người có quy luật thời gian, “đồng hồ sinh học của cơ thể người” này chạy đến đâu và cơ thể nên làm gì thì thân thể sẽ tự biết. Vì vậy, việc ăn uống, ngủ nghỉ và bài tiết thông thường đều có quy luật. “Đồng hồ” này không những sẽ mách cho con người biết khi nào cần làm gì, nhưng nếu bạn cứ tiếp tục vi phạm chỉ dẫn của nó thì nó sẽ ngừng hoạt động.

Khí huyết là thứ tinh hoa, vi diệu trong cơ thể người và nó có tính lưu động nhất định. Người xưa cho rằng khí huyết lưu thông theo kinh mạch đến khắp các bộ phận trên cơ thể, đưa các chất dinh dưỡng đến phủ tạng và bách mạch của tứ chi. Sự lưu thông máu đến các cơ quan nội tạng này có cùng nhịp điệu thời gian với sự lên xuống của thủy triều. Trong một canh giờ nào đó, khi khí huyết lưu thông vào kinh mạnh của một phủ tạng thì công năng của nơi đó sẽ cường thịnh, ngược lại thì là lúc công năng của nơi đó sẽ suy giảm; Trong một canh giờ nào đó, khi một phủ tạng nào đó không được khí huyết lưu thông đầy đủ thì công năng của nó đang ở thời điểm suy nhược nhất. Đây là nhịp điệu của 12 canh giờ.

“12 canh giờ” này chia ngày và đêm thành 12 khoảng thời gian, mỗi khoảng thời gian được đặt tên theo 12 địa chi. Các bạn có thể đã biết mối quan hệ tương ứng giữa “12 canh giờ” và 24 giờ hiện tại như sau: Bắt đầu từ giờ Tý lúc 23 giờ, cứ hai giờ đồng hồ là một canh giờ, được gọi là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Mỗi canh giờ đều có một kinh mạch tương ứng, chủ tuyến của nó là:

Mỗi kinh mạch có một canh giờ tương ứng. Vì vậy, với tạng phủ bị bệnh nặng nhất, thì thường là vào những canh giờ mà sinh mệnh đi đến bộ phận đó kinh mạch sẽ dừng ở đó không chạy tiếp được nữa.

Người tu Đạo trong quá khứ hiểu được quy luật lưu thông tuần hoàn của kinh lạc và khí huyết. Cho nên, dân gian có phương pháp gọi là điểm huyệt, tức là căn cứ theo hướng đi của đồng hồ sinh mệnh của cơ thể người, khi khí cơ huyết mạch của một người đến một huyệt đặc định của một kinh lạc nào đó, thì điểm vào đó, nó có thể làm cho bạn đứng yên không thể cử động được hoặc cũng có thể làm cho bạn nằm xuống không thể dậy, sau một vài giờ nó sẽ tự động được mở ra. “Người ngoài cuộc thấy hay ho, người trong cuộc mới thấy được thực chất”, người biết mạch khí có thể chỉ tay một cái là có thể giải khai. ...

Nguồn: Y Sơn dạ thoại

#duong-sinh #phat-trien-ca-nhan